Sự nghiệp chính trị Đàm_Thiệu_Văn

Vào tháng 5 năm 1953, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, và trở thành thành viên chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 5 năm 1955.[4][5]

Từ tháng 8 năm 1981 đến tháng 5 năm 1982, ông là Phó Giám đốc, Phó Bí thư Thị ủy, và cuối cùng là Giám đốc Ủy ban Giáo dục Thiên Tân.[4][5]

Vào tháng 5 năm 1982, ông trở thành một thành viên của Ủy ban Đảng ủy Thiên Tân, và được thăng chức Phó Bí thư Thị ủy Thiên Tân vào tháng 3 năm 1983.[3] Ông chịu trách nhiệm về giáo dục, khoa học và công nghệ và tuyên truyền ở Thiên Tân.[4] Tháng 5 năm 1988, ông trở thành Chủ tịch Ủy ban Chính hiệp Thiên Tân, vào tháng 9 năm 1989, ông được thăng chức lên Bí thư Thị ủy Thiên Tân.[3]

Vào tháng 10 năm 1992, ông trở thành một ủy viên của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 14, và sau đó được bầu bởi ủy ban để phục vụ trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 14 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân.[1][4][6][7] Ông được cho là bị lôi kéo vào vị trí lãnh đạo trung ương để chống lại xu hướng ngày càng tăng của các chính trị gia địa phương bỏ qua chính sách của chính quyền trung ương.[5][8]

Do ông qua đởi sớm, nên ông chỉ phục vụ một trong bảy phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương thứ 14 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đàm_Thiệu_Văn http://www.china.com.cn/chinese/zhuanti/208128.htm http://cpc.people.com.cn/GB/64162/64168/64567/inde... http://www.91history.com/en.php/HisMain/1603 http://www.chinavitae.com/biography/Tan_Shaowen http://articles.orlandosentinel.com/ng%C3%A0y http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/art... http://www.fas.org/sgp/crs/row/R41007.pdf https://books.google.com/books/about/Directory_of_... https://www.nytimes.com/1993/02/05/obituaries/tan-...